Răng bị sâu Lỗ To, nặng, nhiều có TRÁM được không?
February 23, 2019Nội dung bài viết
1/ Răng sâu lỗ to có trám được không?
Hiện nay, hàn trám được xem là giải pháp phục hình răng sâu hiệu quả, áp dụng được ở nhiều mức độ sâu răng nặng nhẹ, một số trường hợp răng sâu vào tủy rồi vẫn có thể khắc phục. Tuy nhiên, độ vỡ mẻ của răng sẽ quyết định răng sâu lỗ to có trám được không, cụ thể:
- Răng sâu vỡ mẻ còn hơn 1 nửa: hàn trám composite để khắc phục
- Lỗ sâu răng lớn trên cùng một bề mặt: Hàn trám onlay/inlay.
- Sâu răng chỉ còn rất ít thân răng thì nên tiến hành bọc răng sứ.
Dựa vào những thông tin ở trên, bạn cần đánh giá chính xác về tình trạng răng của mình thì mới có thể khẳng định trám răng sâu lỗ to có hiệu quả không. Tốt nhất bạn nên tới các trung tâm nha khoa để được thăm khám và tư vấn.
2/ Trám răng sâu lỗ to (nặng, nhiều) qua 3 lần khám tại Nha Khoa Paris
Nếu bạn không thuộc trường hợp lỗ sâu răng to và nặng tới mức mất gần hết thì có thể tham khảo quy trình 3 lần khám để trám răng sâu lỗ to và nặng tại Nha Khoa Paris.
Lần khám 1: Xác định tình trạng răng và xử lý bệnh lý sơ bộ
Trước khi tiến hành trám răng sâu nặng, bệnh nhân cần được khám tống quát và nhận tư vấn của bác sỹ để biết có thể trám được hay không, nếu có thì trám theo phương pháp nào hiệu quả, an toàn nhất. Hai phương pháp trám răng sâu hiện nay đó là:
- Hàn trám là biện pháp nha khoa đơn giản thường dùng trong trường hợp sâu răng nhẹ, răng vỡ mẻ ít do sâu răng, sử dụng vật liệu trám để bít lên lỗ sâu khôi phục thẩm mỹ, giảm tác động của vi khuẩn gây sâu răng.
- Trám kỹ thuật Onlay/ Inlay sử dụng vật liệu sứ để tạo nên miếng trám vừa khít với lỗ sâu giúp phục hình răng giống răng thật là cách trám răng sâu lỗ to hiệu quả, điều kiện răng vỡ mẻ trên một bề măt.
Lưu ý: Trong trường hợp lỗ sâu răng quá nặng, răng bị vỡ mẻ quá nhiều, ở nhiều mặt khác nhau thì có thể áp dụng các biện pháp bọc răng sứ.
Hàn trám loại nào cần đến sự tư vấn của bác sỹ nha khoa
Trong trường hợp răng sâu nặng bác sỹ tiến hành xử lý bệnh lý sâu răng trước khi tiến hành trám răng, bằng các bước dưới đây:
- Khám tổng quát răng miệng.
- Dùng dụng cụ chuyên khóa nạo vết sâu răng, điều trị tủy (nếu có).
- Hàn bít lỗ sâu bằng miếng trám tạm thời.
Hẹn khám lần 2 của quá trình trám răng sâu lỗ to sau khoảng 1 tuần để xem bệnh nhân còn đau nhức, ê buốt hay không và bệnh lý đã được xử lý triệt để hay chưa.
Lần khám 2: Tiến hành trám vĩnh viễn
Trám răng sâu lỗ to bằng vật liệu trám lên vùng răng hư hại
Nếu bệnh nhân không có biểu hiện đau, ê răng thì bác sỹ sẽ tiến hành bóc miếng trám tạm thời để chuẩn bị trám răng sâu vĩnh viễn, tùy thuộc vào tình trạng răng bệnh nhân sẽ được bác sỹ chỉ định nên hàn trám hay sử dụng kỹ thuật Onlay/ Inlay để phục hình răng bị tổn thương.
+ Đối với hàn trám:
- Sau khi bóc miếng trám tạm thời, bác sỹ sẽ trám vật liệu trám lên bề mặt khiếm khuyết, tạo hình thẩm mỹ để sửa soạn răng.
- Chiếu đèn Laser Er để đông cứng vật liệu trám, duy trì độ bền cho miếng trám.
- Check khả năng ăn nhai bằng giấy nha khoa, sửa soạn răng để đảm bảo không cấn cộm.
+ Kỹ thuật trám điền khuyết Onlay/ Inlay trám răng sâu lỗ to và nặng:
- Tiến hành lấy quét lấy dầu hàm
- Chế tạo phôi sứ dựa trên thông số đã có
- Trám miếng hàn vừa khít lên răng bị tổn thương, thử khả năng ăn nhai. Vì miếng phôi sứ được thiết kế chính xác với sai số chỉ khoảng 0,01%, hầu như không phải sửa soạn lại như hàn trám thông thường.
Kết thúc, bác sỹ tư vấn cho bệnh nhân về cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng sâu nặng.
Lần khám 3: Tái khám và check tình trạng sau khi thực hiện trám răng sâu nặng
Nha sĩ hẹn bệnh nhân tái khám để kiểm tra miếng trám có ổn định hay xảy ra sự cố gì không. Những lưu ý để miếng trám răng thẩm mỹ có tính thẩm mỹ cao và bền chắc:
Chăm sóc răng miệng làm tăng độ bền của hàn trám
Ưu điểm lớn nhất của hàn trám răng sâu lỗ to là nhanh chóng, không xâm lấn lên mô răng thật. Song nhược điểm của phương pháp này là độ bền không cao do đó bạn cần lưu tâm đến chế độ ăn sóc răng miệng để nâng cao tuổi thọ của miếng trám, cụ thể:
➤ Chế độ dinh dưỡng:
– Tránh ăn các thực phẩm bám màu, quá nóng hoặc quá lạnh.
– Sau 2h hàn trám mới ăn uống để đảm bảo miếng trám đông cứng, cố định chắc chắn hơn.
– Hạn chế đồ ăn quá cứng, phải nhai quá nhiều.
➤ Chăm sóc răng miệng thế nào sau trám răng sâu lỗ to và nặng:
– Tiến hành khám định kỳ 6 tháng/ lần, lấy cao răng thường xuyên để hạn chế mảng bám lên vật liệu trám.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, chải theo chiều dọc, thay bàn chải tối thiểu 3 tháng/ lần.
– Khi phát hiện ra các dấu hiệu bong bật cần đến trung tâm nha khoa để được hỗ trợ kịp thời.
Như vậy, với những chia sẻ ở trên bạn có thể tự tin đi trám răng sâu lỗ to, nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến dịch vụ trám răng bạn vui lòng comment phía dưới, hoặc gọi trực tiếp vào số 19006900 để được các bác sỹ giải đáp miễn phí.
Ý kiến của bạn
Bạn đang xem: Răng bị sâu Lỗ To, nặng, nhiều có TRÁM được không? trong Tư vấn trám răng
- Răng bị sâu Lỗ To, nặng, nhiều có TRÁM được không?
- Hàn răng có ảnh hưởng gì không đến TUỔI THỌ của răng?
- Trám răng thẩm mỹ CÓ BỀN không và bị bong tróc không?
- Trám răng cửa thưa: cách thẩm mỹ răng ĐẸP nhanh chóng tiết kiệm
- Chữa viêm tủy răng xong vẫn đau nhức khắc phục thế nào TỐT NHẤT?
- Chi phí trám răng sâu thẩm mỹ giá bao nhiêu? Bảng giá TRỌN GÓI 2019
- [THÔNG BÁO] LỊCH NGHỈ TẾT VÀ KHAI XUÂN CANH TÝ NHA KHOA PARIS TOÀN QUỐC
- Hướng dẫn cách đánh răng cho trẻ theo từng độ tuổi chuẩn xác nhất
- THẨM MỸ RĂNG, ĐẸP PHẢI AN TOÀN – OFF ĐẾN 50%
- NHA KHOA PARIS THÔNG BÁO: LỊCH NGHỈ TẾT VÀ KHAI XUÂN KỶ HỢI 2019
- Răng sâu để lâu có sao không? – Nha khoa Paris
- “Bí kíp” chữa đau răng bằng lá ổi ĐƠN GIẢN không nhiều người biết