Sâu răng ở trẻ em thực chất là sự phá hoại cấu trúc canxi của men răng và ngà răng do vi khuẩn gây ra, đầu tiên chỉ là các vệt đen trên mặt nhai, lâu dần sẽ là các lỗ hổng sâu lớn trên răng và kèm theo đó là cảm giác đau nhức khó chịu.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em chủ yếu từ cách vệ sinh răng miệng sơ sài
Phần lớn nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em đều do trẻ chưa có ý thức chăm sóc răng miệng sạch sẽ nhất là trẻ tầm 1, 2, 3 tuổi. Trẻ chỉ đánh răng qua quýt mặt ngoài mà bỏ qua mặt trong và rìa cắn. Không biết cách sử dụng chỉ nha khoa, bắt chước bố mẹ xỉa răng bằng tăm khiến răng của trẻ bị thưa dần, thức ăn vừa không được làm sạch mà răng của bé có thể sẽ bị thưa dần. Đây chính là lý do tại sao đứa trẻ nào cũng bị sâu răng ít nhất một lần.
Cha mẹ chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lý với trẻ, để các bé ăn quá nhiều đồ ngọt. Chất đường dính trên răng rất khó làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn chuyển hóa đường thành acid ăn mòn men răng và ngà răng.
Bên cạnh đó, nguyên nhân răng bị sứt mẻ, bị lộ ngà răng nhưng chưa được điều trị hay răng trẻ bị yếu bẩm sinh do thiếu hụt khoảng chất canxi và flour cũng khiến răng dễ bị sâu
Bé bị sứt mẻ răng sữa nên chữa trị bằng cách nào an toàn và hiệu quả nhất!
Cha mẹ đừng chủ quan với bất kì dấu hiệu sâu răng nào ở trẻ em, vì những tác hại từ răng sâu như sau:
Đau nhức răng:
Sâu răng hàm ở trẻ em gây gây ra tình trạng đau nhức thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, ảnh hưởng đến học tập, khó khăn trong ăn uống và giấc ngủ.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ:
Sâu răng nặng gây ra các ổ sâu đen trên răng, khiến bé giao tiếp thiếu tự tin, ngại ngùng trước đám đông.
Sâu răng ở trẻ em gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Nguy cơ phải nhổ bỏ răng:
Nhiều trường hợp bé bị sâu răng quá nặng, vi khuẩn tấn công vào tủy và gây thối tủy. Tủy khi đã bị phá hủy sẽ không thể phục hồi được, để điều trị dứt diểm thì không thể sử dụng các cách chữa sâu răng tại nhà hay các phương pháp khác mà bắt buộc nhổ bỏ răng. Điều này cực kỳ không tốt, bởi:
» Trường hợp phải nhổ bỏ răng sữa quá sớm, đặc biệt là nhổ trước kỳ thay răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé ( mọc lệch hoặc chậm mọc). Ảnh hưởng đến hướng mọc của răng kế cận, răng mọc không đều, xấu nhất có thể tác động xấu đến diện mạo của bé, hô, móm lệch,…
» Trường hợp nhổ bỏ răng vĩnh viễn sẽ không có răng khác mọc lên. Để giữ thẩm mỹ cho bé thì phải trồng răng giả, tốn nhiều phí và đau đớn.
>> Thông tin hữu ích: Trẻ bị sâu răng sữa nên ĐIỀU TRỊ cách nào hiệu quả nhất?
Nhận biết được các tác hại khôn lường của bệnh sâu răng, cha mẹ nên có các biện pháp phòng ngừa ngay từ khi trẻ có dấu hiệu bị sâu răng.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé:
Đối với trẻ chưa mọc răng, có thể lấy một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước và lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Khi trẻ bắt đầu nhú lên những chiếc răng đầu tiên thì nên sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ dành cho trẻ em và giúp trẻ đánh răng trong giai đoạn này.
Từ 3 tuổi trở đi, phụ huynh có thể khuyến khích và tạo môi trường vui thích để trẻ tự chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, từ đó xây dựng ý thức tự chăm sóc răng miệng của trẻ.
Tạo thói quen đánh răng mỗi ngày cho trẻ là cách trực tiếp bảo vệ răng tốt nhất mà cha mẹ nên lưu tâm
– Chọn kem đánh răng thích hợp với trẻ:
Nên lựa chọn thật kĩ càng loại kem đánh răng thích hợp với trẻ em. Hiện nay có một số loại kém đánh răng cho trẻ em như sau: Kem đánh răng Tom’s of Maine, Weleda, Colgate cho trẻ em, Jack’N’ Jill, Jason Kid,…
Từ 6 tháng tuổi đến khi trẻ được 3 tuổi, phụ huynh nên đánh răng cho trẻ với nước muối sinh lý hoặc kem đánh răng không có chứa fluor vì ở giai đoạn này trẻ không biết nhổ kem đánh răng.
Trẻ từ 3-6 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng của người lớn, nhưng chỉ sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu.
– Bổ sung flour (nếu cần):
Flour sẽ giúp men răng trẻ em khoáng hóa, tăng sức đề kháng và tạo nên lớp bảo vệ răng trước sự tấn công của acid gây sâu răng. Không chỉ trẻ em mà kể cả người lớn cũng nên bổ sung flour cho răng.
Việc bổ sung flour cần thiết nếu trường hợp trẻ:
Tuy nhiên, không thể lạm dụng flour ở trẻ nhỏ, vì có thể gây nhiễm độc fluor. Chỉ nên bổ sung flour khi có chỉ định của bác sĩ nhé.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý khi trẻ bú bình sữa hoặc uống nước hoa quả, nước ngọt khi đi ngủ, lượng đường trong các đồ uống này sẽ tích tụ ở miệng, làm tăng lượng axit có hại cho men răng dẫn đến sâu răng.
Để phòng tránh những nguy hiểm và hệ lụy không mong muốn, khi thấy hiện tương sâu răng ở trẻ, tốt nhất bạn nên đứa bé tới các cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Trẻ em là những búp măng non của bố mẻ, vì thế trước khi điều trị sâu răng cho bé, phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ phương pháp phù hợp hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của bé mỗi khi đi khám sức khỏe nha khoa. Ở đây, chúng tôi đưa ra các giải pháp chữa sâu răng an toàn theo 3 giai đoạn chính của bênh lý này:
Quan sát bằng mắt thường, nếu thấy những mảng bám vàng hoặc răng có màu trắng đục quanh thân và cổ răng thì tiến hành một số cách chữa sâu răng cho trẻ em ở nhà. Chúng tôi xin mách bạn như sau:
Dùng các cách chữa sâu răng ở trẻ em tại nhà nếu chưa có thời gian tới nha khoa
Làm sạch răng cho trẻ bằng bàn chải lông mềm, chuyên dùng cho trẻ em và sử dụng cách chữa sâu răng tại nhà.
Cho trẻ súc miệng bằng dung dịch dầu dừa vừa khử mùi hôi và đánh lui mảng bám, pha dung dịch theo tỷ lệ 1:5, sử dụng hàng ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, có thể hay thế bằng hỗn hợp lá bạc hà + húng quế theo tỷ lệ 1:1, cho bé nhá trực tiếp, có thể thêm vào đó 1 chút mật ong để bé thấy dễ chịu hơn.
> Tìm hiểu thêm: Top 08 cách chữa sâu răng tại nhà AN TOÀN – HIỆU QUẢ
Biện pháp nha khoa hiện đại được các bác sỹ khuyên dùng là nên tái khoáng men răng ngăn ngừa sâu răng phát triển nặng hơn, rất thích hợp cho răng mới chớm sâu và chưa có vết đen trên răng. Để hiểu rõ hơn về tái khoáng men răng cho trẻ, bạn có thể đăng ký để nhận được sự tư vấn online trực tiếp từ bác sỹ:
Lúc này răng sữa bị vỡ mẻ, có màu nâu sẫm và đen. Bệnh sâu răng đã chuyển biến xấu hơn, việc chữa trị bằng các phương pháp tự nhiên tại nhà đa phần là không có tác dụng, để tốt nhất bạn nên đưa bé tới các trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị.
Hiện nay, hàn trám răng sâu là phương pháp nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm nhất áp dụng khi xuất hiện các vết sâu lớn, có màu đen, đặc biệt là ở trẻ em bị sâu răng hàm. Các vết sâu sẽ được nạo sạch để loại bỏ mầm mống gây bệnh rồi trám bít lại.
Trám răng sâu cho trẻ là giải pháp an toàn được các bác sỹ khuyến khích nên dùng
Bên cạnh đó, bạn cũng nên phối hợp với nhà trường để giáo dục các bé có kiến thức cơ bản về bệnh sâu răng, tác hại và các cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đưa trẻ tới thăm khám tại các cơ sở nha khoa định kỳ 6th/lần là cách phòng bệnh sâu răng hữu hiệu.
Bạn có thể tìm hiểu tất tất thông tin về dịch vụ trám răng bạn hãy tham khảo ngay dịch vụ trám răng tại Nha khoa Paris.
Răng bị sâu quá nặng, đã ăn sâu vào tủy thì cần phải điều trị tủy trước khi trám răng. Bác sỹ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa để loại bỏ hết tủy bị viêm ra ngoài, sau đó mới trám bít lại.
Nếu tỷ lệ răng bị vỡ mẻ lớn chỉ còn sót lại chân thì nhổ bỏ răng là cách tốt nhất. Tuy nhiên cách này không được khuyến khích, bởi mất răng sữa quá sớm sẽ khiến sức ăn của trẻ giảm sút, răng vĩnh viễn có thể không định hướng được chân mọc dẫn đến lệch lạc, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của răng.
Bạn có thể lựa chọn Nha khoa Paris để điều trị cho bé, bởi hiện nay trung tâm đang ứng dụng công nghệ hàn trám răng thẩm mỹ Laser Tech hiện đại theo tiêu chuẩn Pháp, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ thao tác nhẹ nhàng, không làm bé bị đau trong khi trám, thêm vào đó vật liệu trám được sử dụng trong Laser Tech được kiểm chứng là an toàn tuyệt đối với cơ thể.
Xem thêm quá trình hàn trám răng ở nha khoa Paris ở Video dưới đây
»»Hình ảnh trước và sau khi hàn trám răng Laser Tech tại nha khoa Paris TẠI ĐÂY.
Sâu răng ở trẻ em thực sự là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bởi vậy phụ huynh nên đưa bé đi điều trị sớm. Nếu muốn đặt lịch tư vấn tại Nha khoa Paris hoặc bạn còn thắc mắc nào về các cách chữa sâu răng cho trẻ em hiệu quả nhất vui lòng đăng ký theo form bên dưới hoặc liên hệ với Hotline 1900.6900 để được hỗ trợ chi tiết nhất.
Câu hỏi: Chào bác sỹ! Cho em hỏi trám răng có hết sâu răng không ạ? Em thấy có một lỗ sâu nhỏ trên răng hàm số 6 nên đang tính đi trám vì sợ nó sẽ lan rộng ra các răng khác. Không biết cách này có điều trị được tận gốc bệnh sâu ...
Câu hỏi: Chào bác sĩ, tôi đang mang thai bé ở tuần thứ 30, gần đây phát hiện thấy răng hàm bị sâu đau nhức, nhất là khi ăn uống. Tôi muốn đi hàn răng nhưng không biết là liệu phụ nữ mang thai có nên hàn răng không? Mong bác sĩ tư vấn giúp ...
Một trong những phương pháp cơ bản khắc phục tình trạng sâu răng hoặc răng bị chấn thương, răng thưa, răng xỉn màu chính là hàn trám. Đây được coi là giải pháp đơn giản với chi phí thấp để khắc phục những khiếm khuyết về răng. Vậy tại sao cần trám răng ...
Câu hỏi: Thưa bác sỹ Hoàn Mỹ. Do vệ sinh răng miệng không tốt nên hai răng cửa của em đang bị sâu rồi ạ, tình trạng sâu rất nặng nên em muốn đi khám và hàn răng. Không biết hàn răng cửa bị sâu tại Hoàn Mỹ mất bao lâu ạ và liệu có ...
Câu hỏi: Thưa bác sỹ Hoàn Mỹ. Em hiện có mấy chiếc răng bị sâu nên muốn đi hàn trám ạ vì em không có đủ tài chính đi bọc răng sứ. Thời gian hàn răng sâu có lâu không thưa bác sỹ? Em muốn biết cụ thể để còn sắp xếp thời gian ạ. ...
Câu hỏi: Thưa bác sỹ Hoàn Mỹ. Em có nghe nói đến trám răng và trám răng phòng ngừa nhưng không hiểu rõ khái niệm này là như thế nào? Liệu có phải ai cũng có thể trám răng phòng ngừa được không ạ? Em đang bị sâu một chiếc răng cửa thì nên điều ...